Các
nhà khoa học thuộc Đại học Manchester đang nghiên cứu tại sao có những người
vẫn giữ được bình tĩnh khi gặp những chuyện bực mình trong khi những người khác
lại phản ứng hết sức gay gắt.
Công
trình gần đây sử dụng công nghệ chụp não mới đã phát hiện ra sự thay đổi trong
hoạt động hóa thần kinh của bộ não có liên quan đến thói hung hăng bốc đồng
(khi một người bất ngờ phản ứng mạnh bạo với những xung đột nhỏ). Hiện nay nhà
tâm lý học Angela Rylands muốn sử dụng máy quét não hàng đầu thế giới HRRT PET
của Đại học Manchester, đặt tại Trung tâm Chụp ảnh phân tử (WMIC) để tìm hiểu
thêm.
Angela
nói: “Phương pháp quét X-quang positron đã tiết lộ sự thiếu hụt chuyến
đổi thần kinh chất serotonin có thể khiến cho một số người có khuynh hướng cư
xử lỗ mãng và những rối loạn kiểm soát sự bốc đồng. Tôi muốn tìm hiểu đến
phạm vi của những hành vi như thế liên quan đến cấp độ phân tử và việc học hỏi
từ môi trường xung quanh có vai trò đến mức độ nào.”
Một
trong những trường hợp nghiên cứu của Angela là một cựu vệ sĩ chuyên nghiệp 39
tuổi, hiện đã chuyển sang làm nhà quản lý bán lẻ Carl Hayes. Carl đang tham gia
và công trình để tìm hiểu tại sao anh rất dễ mất bình tĩnh.
Angela
đang tìm kiếm những tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên, không sử dụng chất
kích thích và cảm giác họ có tính hung hăng để chụp cắt lớp bộ não và mở rộng
những hiểu biết của nhóm về tiến trình diễn ra của cơ chế gây mất bình tĩnh. Họ
cũng thu những mẫu gien để điều tra sự đa hình thái (bộ phận đánh dấu gien khác
nhau về dạng ở những người khác nhau), vì những công trình nghiên cứu trước đã
hàm chỉ đến tính đa hình thái đặc biệt ở những hành vi hung hãn.
Angela
sau đó sẽ thực hiện những bản đánh giá tâm lý về những lần nổi nóng trước kia
của đối tượng và tiến hành bài kiểm tra tâm lý thần kinh nhằm đánh giá khả năng
hung hăng của họ.
Angela
nói tiếp: “Khu vực não trước vốn được biết là nơi liên quan đến những hành
vi xã hội và cảm xúc, người bị tổn thương ở những phần này thường hung hăng và
bốc đồng hơn. Chúng tôi muốn thấy liệu sự thiếu hụt hệ thống serotonin trong
não có thể giải thích cho cấp độ mất bình tĩnh khác nhau ở người không bị tổn
thương não hay không. Giả thiết đầu tiên của chúng tôi là khả năng mất bình
tĩnh cao hơn sẽ xảy ra ở những người có hàm lượng serotonin não thấp hơn. Giả
thiết thứ hai là sự kết hợp giữa di truyền và tuổi thơ bị bạo hành hoặc khắc
nghiệt có thể dẫn đến hệ thống serotonin phát triển không bình thường.”
“Những
vùng chuyển tiếp thần kinh serotonin mà chúng tôi quan tâm nằm trong vùng não
liên quan đến khả năng kiềm chế. Dĩ nhiên con người cần phải chịu trách nhiệm
cho hành vi của riêng mình nhưng có thể một số người gặp khó khăn trong việc
kiềm chế bản thân vì sự điều tiết dị tật những cảm xúc tiêu cực hoặc các hành
vi xã hội gây ra bởi hệ thống serotonin trong não.”
“Mẫu
gien chúng tôi thu được và những đánh giá của chúng tôi về sự tiếp xúc với bạo
lực thời thơ ấu có thể tiết lộ những yếu tố ảnh hưởng bất lợi ảnh hưởng sự phát
triển hệ serotonin và dẫn đến hệ này hoạt động khác thường ở người trưởng
thành.”
“Nếu
chúng ta có thể đi đến căn nguyên của tính hung hăng – tự nhiên hay do nuôi
dưỡng hay cả hai – điều đó có thể giúp chúng ta xác định được làm cách nào
chúng ta phá vỡ vòng tuần hoàn của hành vi hung hãn và sau đó can thiệp vào khả
năng kiểm soát giận dữ của những thế hệ tương lai.”
Bà
nói thêm: “Công trình này có thể ngăn chặn những thế hệ tương lai chịu đựng
những hậu quả của thói hung hăng bốc đồng.”
“Sự
hung hăng xảy ra như một hệ quả của sự kiểm soát nghèo nàn và là gánh nặng của
xã hội. Mỗi năm hơn nửa triệu người trên thế giới chết vì bạo lực liên cá nhân.
Gánh nặng tài chính của những tội ác bạo lực cũng làm nghiêm trọng vấn đề này,
làm tăng chi phí cho hệ thống tòa án, sự trừng trị những người xâm phạm và chăm
lo cho các nạn nhân. Chi phí kinh tế xã hội và các vấn đề sức khỏe vẫn tiếp
tục, hậu quả của những hành vi hung hãn.”
“Nền tảng của thói hung hăng nên được xác định
để cải thiện những biện pháp ngăn ngừa.”
Theo khoahoc.tv