Kể từ khi chào đời, não bộ của trẻ phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc nhưng lại không đồng đều giữa các vùng với nhau. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là trẻ sẽ có sự tiến bộ vượt bậc ở một lĩnh vực (ví dụ như kĩ năng vận động) chỉ trong một giai đoạn ngắn nhưng phải mất vài tuần hay thậm chí vài tháng để phát triển những kĩ năng khác.
Sự phát triển não bộ của trẻ 3- 6 tháng tuổi.
Sau đây là một số đặc điểm bạn sẽ thấy của trẻ 5 tháng tuổi
Kể từ khi chào đời, não bộ của trẻ phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc nhưng lại không đồng đều giữa các vùng với nhau. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là trẻ sẽ có sự tiến bộ vượt bậc ở một lĩnh vực (ví dụ như kĩ năng vận động) chỉ trong một giai đoạn ngắn nhưng phải mất vài tuần hay thậm chí vài tháng để phát triển những kĩ năng khác.
Mặt khác, trong khi sự tăng trưởng ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều liên quan đến quá trình hình thành tế bào mới, não của trẻ gần như đã có đủ số lượng nơ-ron cần thiết. Vào giai đoạn này, sự phát triển của những nơ-ron có sẵn trội hơn việc tạo nên các nơ-ron mới. Những nơ-ron liên tục phân nhánh (hay còn gọi là sợi trục, sợi nhánh) và hình thành một mạng lưới truyền dẫn thông tin (dưới dạng tín hiệu điện và tín hiệu hóa học) giữa các nhánh với nhau thông qua các khoảng cách rất nhỏ hoặc khớp thần kinh (xi-náp). Sự mở rộng của mạng lưới này khiến khích thước não bộ tăng lên và kết nối, tạo điều kiện tương tác giữa những vùng khác nhau, đặt nền móng cho những chức năng ngày càng phức tạp. Tại thời điểm được 3 năm tuổi, sự gắn kết này đạt đỉnh điểm và thậm chí cao hơn nhiều lần so với người trưởng thành.
Tuy nhiên đồng thời vào lúc này, não bộ cũng đang trải qua một sự thay đổi không thể thiếu là việc loại bỏ những kết nối không được sử dụng. Khi trẻ tương tác với môi trường xung quanh, những dây thần kinh tương ứng được kích thích sẽ tăng cường và mở rộng, trong khi đó những dây thần kinh ít được kích thích sẽ dần tiêu biến. Vào một thời điểm nhất định, chính quy trình tổ chức này sẽ cho phép trẻ tưởng tượng, suy nghĩ, tính toán, phát âm và tận dụng tất cả các chức năng của não mà người lớn có được. Sau đây là một số đặc điểm bạn có thể thấy ở trẻ trong giai đoạn này.
Trí thông minh
Hồi hải mã của não bộ ở trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ cho phép trẻ có khả năng ghi nhớ, nhận ra các đồ vật và khuôn mặt dựa trên những trải nghiệm có được. Ngoài ra, tầm nhìn được cải thiện dần theo thời gian khiến trẻ có thể nhìn thẳng về phía trước bằng cả hai mắt để quan sát người hoặc vật cách đó vài mét. Sự tiến bộ này không chỉ giúp đẩy mạnh các kĩ năng nhận thức của trẻ mà còn tạo tiền đề phát triển cho sự phối hợp giữa tay và mắt – một kĩ năng cực kì quan trọng trong những tháng sắp tới.
Kỹ năng vận động
Tiểu não là vùng não bộ có khối lượng phát triển lớn nhất trong năm đầu tiên khi trẻ ra đời và chịu trách nhiệm điều khiển sự phối hợp, khả năng thăng bằng và chức năng vận động của cơ thể. Lúc này, bạn đã có thể nhận thấy những hành động, cử chỉ của trẻ trở nên có tổ chức và đồng bộ hơn cũng như vượt xa những phản xạ đơn giản lúc mới sinh. Các cử động của trẻ theo đó trở nên có chủ đích hơn, ví dụ trẻ sẽ đưa tay ra nắm lấy nếu bị gây chú ý bởi bàn tay của bạn hoặc một món đồ chơi nào đó. Ngoài ra, khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể đưa một đồ vật từ tay này sang tay kia.
Cảm xúc
Mặc dù còn cần một khoảng thời gian nữa để cất tiếng nói đầu đời, trẻ bắt đầu nhận ra được những âm thanh mình tạo nên cũng như nét mặt của mình có thể tác động đến những người xung quanh, ví dụ như khi mỉm cười với bạn thì sẽ nhận lại một nụ cười đáp lại. Khi được 6 tháng tuổi, sự hoàn thiện ở khu vực hệ viền (hay còn gọi là hệ não rìa, phụ trách lưu trữ cảm xúc và trí nhớ) sẽ khiến trẻ có thái độ hòa đồng và nhiệt tình hơn. Trẻ sẽ có khả năng nhận biết được các biểu hiện trên khuôn mặt cũng như những giọng điệu khác nhau để phản hồi lại theo một cách tương ứng. Hơn thế nữa, trẻ cũng sẽ bắt chước những cử chỉ của bạn, cười hoặc nhăn mặt khi bạn làm hành động tương tự. Ngoài ra, khi gặp điều gì gây thích thú, trẻ sẽ la hét, cười vang hoặc vung mạnh tay chân để chia sẻ cảm xúc với bạn.
Kỹ năng giao tiếp
Vào khoảng 3 tháng tuổi, hồi hải mã bắt đầu phát triển mạnh mẽ giúp trẻ nhận biết tiếng nói và âm thanh tốt hơn. Khi được 6 tháng tuổi, các liên kết giữa khu vực Wernicke ở thùy thái dương trái (đảm nhận chức năng nhận biết và diễn đạt ngôn ngữ) và khu vực Broca ở thùy trán trái (đảm nhận chức năng phát âm ngôn ngữ) được kích hoạt. Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc sớm với ngôn ngữ không những kích thích và tăng cường các liên kết nơ-ron ở vỏ não thính giác (nơi xử lý các tín hiệu âm thanh) mà còn tác động lên những vùng não có liên quan đến khả năng phát âm.
Theo enfa.com.vn