TƯƠNG TÁC GIỮA BẢN CHẤT TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG
Não của trẻ em được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập và đặc biệt là học tập ngôn ngữ. Những khả năng được lập trình sẵn này tương tác với kích thích thu được từ môi trường mà trẻ học được từ nền văn hoá và hệ thống ngôn ngữ mà trẻ sống ở trong môi trường đó. Cùng thời điểm đó, những trải nghiệm độc nhất của cá thể trẻ bổ sung thêm cho việc thực hành chức năng của não. Những bổ sung này bao gồm việc làm mạnh lên hay yếu đi một số các nối kết thần kinh trong khi đó làm gia tăng hay giảm đi các chức năng khác của não. Khả năng ngôn ngữ của trẻ không hoàn toàn được quy định trước bởi khả năng bẩm sinh, cũng không hoàn toàn do bởi những thông tin nhập vào từ môi trường. Ngôn ngữ là kết quả của mối liên hệ giữa bản chất tự nhiên có sẵn và quá trình nuôi dưỡng. Bản chất tự nhiên làm cho việc học ngôn ngữ có thể diễn ra được. Nuôi dưỡng cần cho việc học ngôn ngữ xảy ra. Nếu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về việc não vận hành chức năng như thế nào để học tập và sử dụng ngôn ngữ, chúng ta có thể mở rộng thêm kỹ năng ngôn ngữ của tất cả trẻ em bao gồm cả những trẻ có những vấn đề về phát triển làm cho việc học tập trở nên khó khăn hơn. Không phải tất cả các trẻ đều có tiềm năng giống nhau trong việc học ngôn ngữ. Mọi người đều có những giới hạn nào đó trong tiềm năng phát triển của não. Tuy nhiên, ngay cả khi có những giới hạn về sinh học, những nghiên cứu về học tập gợi ý rằng có một tiềm năng có được ngôn ngữ nếu có phương pháp thích hợp được áp dụng. Nhằm để chọn được phương pháp thích hợp, chúng ta phải hiểu được nhiều hơn về bộ não, nó phát triển như thế nào nhằm đáp ứng với môi trường và nó xử lý thông tin như thế nào. Chúng ta cũng cần phải hiểu được những giới hạn về sinh học kết hợp với biến đổi về di truyền ở từng cá thể, những thay đổi này bị tác động do những rối loạn về phát triển.
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DỰA VÀO NÃO BỘ
Có nhiều giải thích khác nhau về việc có được ngôn ngữ và các mô hình liên quan đến những rối loạn phát triển ngôn ngữ. Những tiếp cận khác nhau giải thích và mô tả về việc có được được ngôn ngữ như là: Tiếp cận hành vi (dựa trên công trình của Skinner, 1957), tiếp cận về ngôn ngữ (dựa trên công trình của Chomsky, 1965), tiếp cận về nhận thức (dựa trên công trình của Piaget, 1954), tiếp cận tương tác xã hội (dựa trên công trình của Vygotsky, 1962) là những hướng dẫn lâm sàng hữu ích đối với các rối loạn phát triển ngôn ngữ. Tiếp cận được nhấn mạnh ở đây dựa vào não bộ.
Mô hình phát triển ngôn ngữ dựa vào não bộ có nguồn gốc từ khoa học thần kinh nhận thức, là sự hôn phối giữa tâm lý học nhận thức (môn học về trí nhớ và học tập của con người) và khoa học thần kinh (Neuroscience) (Nghiên cứu về phát triển và chức năng của neuron). Mô hình phát triển ngôn ngữ dựa vào não bộ được dựa trên nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ trong mối liên quan với phát triển thần kinh. Giả thuyết cơ bản của mô hình dựa vào não bộ là phát triển ngôn ngữ không thể được hiểu biết một cách đầy đủ nếu không có hiểu biết về sự phát triển sinh học của não bộ. Một tiếp cận dựa vào não bộ đối với các rối loạn phát triển ngôn ngữ cần cả việc hiểu được sự phát triển thần kinh bình thường lẫn việc hiểu được ảnh hưởng của phát triển thần kinh không bình thường đi kèm với một rối loạn nào đó.
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DỰA VÀO NÃO BỘ
Có một số các khái niệm chính về mô hình phát triển ngôn ngữ dựa vào não bộ:
1. Cho dù sự phát triển ngôn ngữ được dựa trên sự trưởng thành của não bộ được kiểm soát bởi di truyền nhưng sự trưởng thành này xảy ra theo cách đáp ứng với thông tin nhập vào từ môi trường. Phát triển ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố môi trường và di truyền.
2. Mặc dù việc hiểu được ngôn ngữ và tạo ngôn ngữ liên quan đến những cơ chế về ngôn ngữ đặc biệt của não nhưng các phương thức nhận thức chung hơn của não (như chú ý và trí nhớ) cũng được thống nhất vào trong những quá trình phát triển ngôn ngữ.
3. Có một số những thời kỳ nhạy cảm hoặc các cửa sổ quan trọng về cơ hội học tập trong suốt quá trình phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Những thời kỳ này được cho là có liên quan đến những thời kỳ phát triển neuron/ não chính. Những thời kỳ nhạy cảm là thời gian mà não sẵn sàng cho việc học tập theo cách mà các cơ chế thần kinh đã sẵn sàng cho việc xử lý nhiệm vụ. Thời kỳ này cũng là thời gian mà não cần có thông tin nhập vào để thực hiện một quá trình phát triển tối ưu.
4. Học tập được ghi nhận như là những thay đổi về chức năng và/ hoặc thay đổi cấu trúc trong não bộ.
5. Sự hiện diện của một rối loạn phát triển như tự kỷ, hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh, hội chứng Williams, dyslexia hoặc suy kém về ngôn ngữ đặc biệt sẽ cản trở sự phát triển ngôn ngữ bởi vì các rối loạn này cản trở sự phát triển của não và làm thay đổi cách thức mà não đáp ứng với thông tin nhập vào từ môi trường.
MÔ HÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN
Những mô hình học tập ngôn ngữ được dựa trên khoa học thần kinh nhận thức (Cognitive Neuroscience) cũng có thể giống như mô hình xử lý thông tin về học tập. Những mô hình chức năng của não hiện nay thường thống nhất với các khái niệm về xử lý thông tin , thường sử dụng sự tương đồng và thuật ngữ mượn từ tin học. Theo mô hình xử lý thông tin về học tập ngôn ngữ, việc hiểu được ngôn ngữ xảy ra như sau:
1. Não mã hoá các kích thích từ môi trường. Trong trường hợp ngôn ngữ nói, thông tin nhập vào này ở dạng sóng âm thanh. Những sóng âm này được mã hoá về mặt thần kinh để não có thể sử dụng được thông tin nhập vào. Trong trường hợp ngôn ngữ viết, thông tin nhập vào là chính tả được mã hoá về mặt thần kinh thông qua hệ thống thị giác.
2. Não bộ ghi nhận những nguyên tắc có tính thống kê trong các thông tin nhập vào và cân nhắc thông tin để mà thông tin mới nhất nhận được nhiều chú ý xử lý hơn.
3. Các thành phần của thông điệp như âm vị, cú pháp, ngữ nghĩa, cách sử dụng được xử lý.
4. Ý nghĩa của thông tin được rút ra từ những thành phần này. Ý nghĩa của thông điệp được giữ lại bằng cách sử dụng hệ thống trí nhớ của não bộ.
5. Khi một con người phát triển, việc rút ra được ý nghĩa cũng bao gồm việc gợi lại thông tin được giữ lại trước đây cùng với việc thống nhất thông tin được xử lý mới vào với thông tin đã được học và giữ lại trước đây.
6. Xử lý ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh không ngôn ngữ và có ngôn ngữ. Thông tin phụ thuộc bối cảnh này có thể liên quan đến những vùng não khác nhau và cần sự thống nhất về thông tin ở trong và giữa các vùng não.
Việc diễn đạt ngôn ngữ xảy ra như sau:
1. Người nói/ người viết hiểu được cách thức hay ý tưởng họ muốn diễn đạt.
2. Thông điệp được mã hoá bằng cách sử dụng các thành phần từ vựng và ngữ pháp.
3. Các thành phần từ vựng và ngữ pháp này được dịch thành các mã âm vị thích hợp.
4. Các mã âm vị này được dịch thành các chuỗi vận động phát âm trong trường hợp âm ngữ và các chuỗi vận động viết chính tả trong trường hợp ngôn ngữ viết.
5. Các chuỗi vận động này được tạo ra bởi hệ thống vận động bao gồm vỏ não vận động và tiểu não.
6. Trong trường hợp âm ngữ, các chuỗi vận động hướng dẫn hệ thống phát âm và dây thanh nhằm để tạo ra thông tin thính giác. Trong trường hợp ngôn ngữ viết, các chuỗi vận động hướng dẫn các vận động tinh nhằm để viết ra hay đánh máy thông tin thị giác.
7. Bối cảnh ảnh hưởng đến việc diễn đạt ngôn ngữ, đặt ra một số yêu cầu trên những thay đổi về cung giọng của lời và cách sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh cần có sự thống nhất thông tin qua các vùng khác nhau của não bộ.
Trong suốt quá trình phát triển, não sử dụng thông tin ngôn ngữ nhập vào để giúp tổ chức mạng lưới của vỏ não cần thiết cho việc học tập và sử dụng ngôn ngữ. Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn não sẽ trở thành một bộ xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn. Vì thế, xử lý ngôn ngữ cần những cơ chế xử lý ngôn ngữ đặc hiệu hoặc tốn nhiều kỹ năng nhưng nó cũng cần những cơ chế nhận thức chung như là chú ý và trí nhớ.
Theo pkthienphuoc.com