ỨNG XỬ KHI CON KHÔNG NGHE LỜI

ỨNG XỬ KHI CON KHÔNG NGHE LỜI
Nếu muốn con nghe lời, cha mẹ đừng rao giảng đạo đức mà hãy hành động, hãy lập ra những quy tắc trong gia đình, hãy cho trẻ những lựa chọn...

1-8168-1428644734.jpg
Ảnh minh họa: hopebydesign.net
Các bà mẹ than thở với tôi rất nhiều về việc trẻ bướng, trẻ không nghe lời mình. Theo tôi, có lẽ các mẹ đã không hiểu một số suy nghĩ mà đứa trẻ nào cũng có. Đó là:
- Người nào cũng yêu và nghe theo chính bản thân mình đầu tiên. Bởi vì những gì người khác cảm nhận là bằng giác quan của họ, họ đau đớn bằng thân thể của họ, họ bực bội bằng chính cái đầu của họ, đâu phải của mình. Vì thế, chả có lí do gì phải nghe lời ai cả. Mình chả tin, mình chưa trải qua, mình chưa biết. Đơn giản thế thôi.
- Những lời giáo huấn của cha mẹ chán ngắt, nhiều khi chả có điều gì đáng hấp dẫn để ghi nhớ cả. Vì thế, nếu như cha mẹ có nói rồi mà mình quên cũng là bình thường.
- Cha mẹ nhiều khi cũng làm hỏng be bét. Tại sao lúc nào cũng giáo huấn mình. Ai mà chẳng có lúc không may chứ. Mình không may bị điểm kém nhưng đầy lúc cha mẹ cũng chẳng may làm vỡ bát hay hỏng tivi đấy thôi.
- Cha mẹ nói thì hay lắm, nhưng cha mẹ vẫn vượt đèn đỏ, vẫn nói xấu người khác. Cha mẹ biết thế là sai đấy chứ, sao vẫn làm. Ờ, thế thì hơn gì mình mà dạy bảo.
Các cha mẹ đọc xong chắc vô cùng bực bội nhưng đúng là như vậy. Vậy cách thức thuyết phục con làm theo những điều mà cha mẹ cảm thấy đúng là gì? Có vài nguyên tắc như sau, nếu cha mẹ tuân thủ nghiêm ngặt thì sẽ thấy dù trẻ bướng cỡ nào cũng có thuốc đặc trị.
1. Không giảng đạo đức
Không tuyên bố những điều trời ơi đất hỡi. Không giảng bài cho trẻ như thế nào là tốt, như thế nào là xấu. Nói chung, nguyên tắc một là không nói gì cả.
2. Hành động
Cha mẹ không cần giảng giải chỉ cần hành động. Hãy làm mọi thứ đúng theo những gì chúng ta định dạy trẻ.
Ví dụ: Dạy trẻ chào mọi người thì việc đầu tiên là ta chào thật ngoan, thật lễ phép. Chào tất cả, từ ông bà, các cụ, đến trẻ nhỏ và.... chính cả đối tượng chúng ta đang dạy nữa. Cha mẹ cũng chào con... thật ngoan.
3. Không nhắc nhở, để con bị trả giá
Cứ để con làm sai đi, sau mỗi lần sai, con sẽ học được sự trả giá. Đây chính là bài học thú vị khiến con phải rút kinh nghiệm rất nhanh. Trước khi con trả giá, cha mẹ chỉ nói trước chuyện gì sẽ xảy đến nhưng đó là quyết định của con thì cha mẹ không can thiệp.
Ví dụ: Con gái tôi cực kỳ cá tính và bướng. Cháu hát hay nhưng lười đi học hát. Khi con gái xin nghỉ học hát, tôi tuyên bố một câu: "Con sẽ chỉ có một cơ hội học hát thôi, nếu con từ bỏ, vĩnh viễn mẹ không cho con cơ hội thứ hai và con sẽ ân hận về điều này". Sau đó đúng là bé đã xin học hát lại khi bị bạn chê bai, tôi từ chối và bé vô cùng ân hận. Sự việc đã xảy ra 7 năm rồi nhưng bé vẫn nhớ.
4. Đặt ra luật gia đình
Một số việc trong nhà phải đặt ra luật rõ ràng, đó là những công việc và cách ứng xử trong gia đình. Những ai vi phạm luật sẽ bị phạt nặng. Cha mẹ nếu lâu lâu vi phạm thì cũng ngoan ngoãn chấp hành một hình phạt nào đó cho trẻ hài lòng vì thấy luật gia đình thật nghiêm minh và công bằng.
5. Khi cần đưa ra lời khuyên, tuyệt đối không ép buộc
Nếu cha mẹ ép buộc trẻ thực hiện, trẻ sẽ vô cùng khó chịu. Nếu việc gì cần ép buộc thì đưa vào luật gia đình.
6. Cho trẻ lựa chọn các phương án xử lý
Thay vì bắt trẻ phải theo một cách duy nhất, hãy cho trẻ lựa chọn các phương án, trong đó mỗi phương án cha mẹ sẽ kèm theo một hậu quả. 
Ví dụ, mẹ sẽ cho con chọn hai phương án sau: Một là con ăn nhanh trong thời gian 30 phút thì sau đó sẽ được đi chơi 15 phút ở nhà hàng xóm. Hai là con không ăn thì đứng úp mặt vào tường. Cha mẹ cứ yên tâm đi, trẻ sẽ chọn ngay phương án có lợi cho bản thân để thực hiện.
7. Khi chuẩn bị xử, hãy đếm
Như vậy là trẻ được thêm cơ hội để giải quyết khó khăn.
Ví dụ: Khi con không chịu tắm, cha mẹ nói: Mẹ đếm đến 10 mà con không vào tắm thì mẹ sẽ... (một hình phạt gì đó). Sau đó cha mẹ đếm và sẽ thấy trẻ chạy vào tắm nhanh lắm.
Khuyên người khác không dễ, vì thế nếu như có ý định khuyên nhủ trẻ, hãy thực hiện theo các bước này cha mẹ nhé. Rồi các cha mẹ sẽ thấy mọi thứ đi vào quỹ đạo.
                                                                Tiến sĩ Vũ Thu Hương

                                                Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

ỨNG XỬ KHI CON BỊ ĐIỂM KÉM

ỨNG XỬ KHI CON BỊ ĐIỂM KÉM

 Ứng xử của cha mẹ khi con bị điểm kém rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Nó sẽ giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình và tự tin hơn trong cuộc sống, học tập, nhưng cũng có thể khiến trẻ bi quan, thiếu tự tin về bản thân mình. Khi con bị điểm xấu, các bậc phụ huynh cần làm gì để giúp con học tốt hơn?
Còn theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh – Phòng Tư vấn Tâm lý gia đình và trẻ em (174 Lê Quang Định, TPHCM), những trường hợp trẻ gặp thất bại trong chuyện học hành đến phòng khám tư vấn như trên không phải là hiếm. Con đường học hành của trẻ luôn thuận buồm xuôi gió, trẻ không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thất bại. “Vì thế khi gặp trở ngại, trẻ rơi vào trạng thái mất cân bằng, lo lắng, tâm trạng tụt dốc. Với những trẻ khác, đó có thể chỉ là chuyện bình thường nhưng với những trẻ chưa bao giờ thất bại thì đó lại là một cú sốc lớn về tinh thần”. anh Khanh nói.
Ngoài ra, một số cha mẹ lại tỏ ra quá quan trọng hóa, mất bình tĩnh khi con không làm được cái này cái kia. Khi thấy con thi trượt, bài kiểm tra bị điểm kém, ngay lập tức nhiều phụ huynh đã lên án, thậm chí kết luận về nhân cách của con Sao mày ngu thế”, “Sao mày dốt thế ”, hay so sánh với bạn bè của trẻ “Mày học hành thế nào mà để đến mức cô giáo gọi điện cho bố mẹ vậy hả con? Chả như con của bà…”.


Các chuyên gia tâm lý cho biết nếu ngay từ đầu cha mẹ đã “phủ đầu” con bằng việc phán xét, kết tội thì sau đó có nói gì trẻ cũng sẽ không nghe, thậm chí tỏ thái độ ghét bố mẹ. Ngoài ra, một số người thay vì dạy con cách vượt qua những tình huống khó khăn bằng cách rút kinh nghiệm thì lại cấm con không cho làm việc đó nữa, hoặc tìm cách đổ lỗi thất bại cho ngoại cảnh hay một ai khác… Đây đều không phải là cách xử lý phù hợp. “Trẻ chưa bao giờ được khen, toàn chê, việc đó khiến trẻ hình thành thái độ ỷ lại, không làm được thì thôi để đấy, không cần phải cố gắng, động não để làm. Trong khi đó, có những bài nếu biết cách hướng dẫn, giúp đỡ thì trẻ hoàn toàn có thể làm được”, chị Hà nói.
Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, trước hết cha mẹ cần đánh giá đúng năng lực của con, không quá kỳ vọng nhưng cũng không nên đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân. Bản thân trẻ cũng phải biết cách chia sẻ, tự tìm cách giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Đồng thời, cha mẹ cần dạy con biết chịu đựng và vượt qua những thất bại. Thất bại không phải là điều tồi tệ. Con người ta khi thành công không học được điều gì, sẽ quên ngay nhưng khi gặp thất bại họ lại nghiền ngẫm nó và từ đó rút ra được những bài học từ chính thất bại của mình. Từ đó, giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn. Bố mẹ cần tỏ bình tĩnh trước thất bại của con, không nên quát mắng hay đánh đập trẻ mà trước hết  cần chăm chú lắng nghe tâm sự của con. Sau đó, cùng trẻ phân tích điều kiện khách quan, chủ quan, dưới nhiều góc độ để trẻ có thể biết được thất bại của mình là do đâu: “Có thể con chưa cố gắng”, “có thể con hơi chủ quan”. “Bố (mẹ) biết nếu đặt trong tình huống khác, con sẽ làm tốt hơn”…
GIÚP CON VƯỢT QUA THẤT BẠI
Đặt vấn đề này, Th.S Xã hội học Phạm Thị Thanh Thúy – Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM cho rằng: Khi trẻ bị điểm xấu, phụ huynh tức giận mà đánh đập con dù vì lý do gì cũng rất có hại cho sự phát triển của trẻ, kể cả về thể chất và tinh thần. Đánh con không những làm con bị tổn thương trên cơ thể, mà còn để lại những vết thương lòng. Vết thương trên da thịt có thể sẽ lành nhưng vết thương lòng thì nặng nề hơn rất nhiều. Trẻ có thể trở thành người hung hãn, giải quyết mọi việc bằng bạo lực hoặc trở nên cô độc, co rút, tự ti, mặc cảm. Đánh con vì điểm xấu còn khiến con sợ học, ghét học, thù ghét bài vở, thầy cô, thù ghét chính cha mẹ. Đánh, mắng, la… khi con học kém là cách nhanh nhất khiến con mất tập trung vào bài, càng học càng không vào, cành đánh chửi, càng học dốt là vậy. ThS Thanh Thúy khuyên: Khi con bị điểm xấu cần bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân. Hỏi con với một thái độ thông cảm, mong giúp con lần sau học tốt hơn để con mạnh dạn tự nhận tại sao bị điểm kém. Có thể điện thoại hỏi cô giáo tình hình học tập gần đây của con. Điểm kém có thể do nhiều nguyên nhân: có thể do con mệt, ốm,… lúc làm bài. Có thể do học không kỹ bài, chủ quan. Có thể do hiểu bài chưa kỹ. Có thể do tác động từ bạn bè, bạn bảo bài sai,… Có thể do mải chơi, chán học (nguyên nhân sâu xa có thể do buồn chán từ việc gia đình, việc bạn bè…). Và khi đã rõ nguyên nhân, cha mẹ nên cùng con tìm hướng khắc phục lâu dài. Học sa sút có nguyên nhân lâu dài thì cũng cần thời gian dài để trẻ thay đổi, cải thiện chất lượng học tập. Phụ huynh cần có suy nghĩ tích cực về việc điểm kém: đôi khi điểm kém là đánh giá đúng thực lực học của con, để con không ảo tưởng về bản thân, không chủ quan. Từ đó cả cha mẹ và con cái cùng chú tâm đầu tư quan tâm đến việc học hơn. Cần tạo động lực học cho con. Khi có mục tiêu, động lực mạnh mẽ về việc học để làm gì trẻ sẽ tự giác học, từ đó có thái độ học tập đúng đắn, có đam mê… từ từ sẽ cải thiện tốt điểm số và việc học lâu dài.
Còn Th.S Trần Thị Ái Liên – Công ty TNHH Bạn của Bé cho rằng: khi con bị điểm xấu, phụ huynh không nên trách con, bởi lúc này con còn dưới 18 tuổi, chưa phát triển. Chỉ mới là ở dạng tiềm năng chưa có khả năng. Phụ huynh nên đánh giá con theo sự cố gắng, chứ không phải kết quả. Quan trọng khả năng của con thế nào, nếu khả năng kém mà không làm được thì dẫn đến con chán nản và sẽ bỏ cuộc hoặc là phải dùng mọi thủ đoạn để có 10 điểm. ThS Liên khuyên: Mỗi ngày con ngồi vào bàn học đúng giờ, đúng thời lượng là tốt rồi. Đừng đòi hỏi điểm cao hay thấp, nên dạy cho con biết phải cố gắng chứ không học vì kết quả. Dạy con biết hạnh phúc trong việc làm chứ không phải kết quả.
Hạnh phúc, thành công là đường đi chứ không phải là điểm đến”, mỗi ngày có sự vui thú làm bài là tốt rồi, là điều đáng khen. Không nên là điều duy nhất, không nên là thước đo của sự học hành, thước đo của học hành là ý thức chứ không phải điểm số, bởi điểm số cũng chỉ là chủ quan của thầy cô. Hãy dạy con mình học vì kiến thức, vì thích thú và mở rộng tư duy qua học hành, chứ không phải kết quả. Khi con bị điểm số xấu không sao, quan trọng là con có tiến bộ hay không, có thích thú việc học hay không. Phụ huynh phải rõ ràng trong tư duy, không nên làm lớn chuyện, điểm tốt cũng không nên khen con quá, điểm thấp không nên chê mà nên khuyến khích. Nói với con “sông có khúc, người có lúc” không phải ai bao giờ cũng thất bại, điều quan trọng nhất là khi thất bại phải biết đứng lên, và phải biết rút ra kinh nghiệm khi bị điểm xấu cho lần sau để phấn đấu tốt hơn. Chẳng có đứa trẻ nào thích điểm số, nếu cha mẹ la rầy đánh đập chỉ làm khổ con, cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần cho con trong những trường hợp con bị thất bại để giúp con đứng lên sau đó.
Tạo cho con không gian học tập riêng: đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh giúp các con cảm thấy thoải mái trong quá trình tự học ở nhà. Cha mẹ, thầy cô thay đổi quan niệm về bệnh thành tích với con cái, không nên giao quá nhiều bài tập, hoặc đăng kí lịch học thêm quá dày khiến các con không có thời gian giải trí, rèn luyện thể dục thể thao. Dạy con kỹ năng tự học, cách xây dựng thời gian biểu học tập, gồm: Chương trình đang học, ôn lại các chương trình đã học, thời gian vui chơi… Tạo môi trường học tập trong gia đình: Cha mẹ học, con cái học, cùng nhau nghiên cứu một số chủ đề học tập chung…” 
                                           PHẠM THỊ KIM QUYÊN – Giáo viên trường THPT dân lập Đông Dương (TPHCM)
 Phụ huynh cần có suy nghĩ tích cực về việc điểm kém: đôi khi điểm kém là đánh giá đúng thực lực của con, để con không ảo tưởng về bản thân, không chủ quan. Từ đó cả cha mẹ và con cái cùng chú tâm đầu tư quan tâm đến việc học hơn. Cần tạo động lực học cho con. Khi có mục tiêu, động lực mạnh mẽ về việc học để làm gì trẻ sẽ tự giác học, từ đó có thái độ học tập đúng đắn, có đam mê… từ từ sẽ cải thiện tốt điểm số và việc học lâu dài.”
Th.S Xã hội học PHẠM THỊ THANH THÚY

Rèn thói quen giúp con thành đạt trong tương lai

Rèn thói quen giúp con thành đạt trong tương lai


Nếu muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần giúp con biết cách sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác, biết hòa nhập trong môi trường tập thể.
Điều này có thể có được thông qua việc rèn cho con những thói quen của người thành đạt ngay từ tấm bé. Nói như triết gia Aristotle: "Chúng ta là những gì mà chúng ta thường làm. Sự xuất sắc không phải là một hành động mà là một thói quen".

Thói quen 1: Làm chủ bản thân 
Làm chủ bản thân cũng có nghĩa là bé biết tự chịu trách nhiệm với những hành động, cảm xúc của mình. Kết quả của thói quen này là bé tự tin và luôn cố gắng hết sức trong những việc mình làm. Bé biết làm chủ hành vi, cảm xúc và thái độ của mình, không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bé biết vâng lời và làm việc tốt, ngay cả khi không có ai giám sát.
Cha mẹ có thể giúp con rèn thói quen này bằng những việc làm cụ thể như dạy con biết xin lỗi khi sai, dạy con biết làm những việc phục vụ bản thân mình... và khuyến khích con làm một việc gì đó mà trước đây con vẫn sợ.

Thói quen 2: Có mục tiêu và luôn chuẩn bị 
Bé cần được dạy cách lập mục tiêu và lên kế hoạch cho bản thân. Từ đó, bé luôn suy nghĩ kỹ càng và chuẩn bị tốt trước khi làm một việc gì đó. Bé hiểu rằng những lựa chọn ở hiện tại sẽ quyết định tương lai của bé.
Cha mẹ có thể dạy con viết những mục tiêu ra giấy trước khi thực hiện. Có rất nhiều loại mục tiêu, từ mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ ngày hôm nay bé làm xong bài tập, vẽ xong bức tranh, đến mục tiêu dài hạn hơn, như cuối năm học con đạt học sinh giỏi. Cha mẹ cũng có thể hỏi con xem con muốn làm gì khi lớn lên.

Thói quen 3: Biết sắp xếp các công việc
Cha mẹ hãy giúp bé xác định những việc bé phải ưu tiên làm trước, dựa trên hai tiêu chí: mức độ quan trọng và khẩn cấp của công việc, ví dụ học trước chơi sau. Rèn thói quen này cũng có nghĩa bé biết tập trung vào việc đang làm, không để cho những thứ khác làm xao nhãng. Bé biết dành thời gian cho những việc quan trọng nhất. Nếu ta không dạy cho bé biết ưu tiên những việc cần thiết trước thì bé sẽ không biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý. 
Trong các thói quen, thói quen này rất khó tập vì chúng ta thường có xu hướng làm những việc dễ hay những việc mình thích trước. Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rằng, bé vẫn phải làm cả những việc mình không thích.
Bài tập ứng dụng: Sắp xếp những công việc con cần làm trong buổi tối: ăn cơm, tắm, làm bài, đánh răng, xem tivi. Con hãy nói nhiệm vụ quan trọng nhất của con là gì: tập đàn, trông em, làm bài tập... Con thử làm một việc con đã trì hoãn từ lâu.

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng
Tư duy cùng thắng chính là dạy bé nghĩ đến lợi ích của người khác như của chính mình. Khi gặp một vấn đề rắc rối với người khác, bé biết tìm cách giải quyết sao cho cả hai bên cùng hài lòng, hai bên cùng có lợi. Rèn được thói quen này, bé sẽ tử tế và luôn hành động để giúp người khác vui vẻ, đồng thời chính bé cũng sẽ được vui vẻ hơn.
Ví dụ, khi bé và em giành đồ chơi với nhau, bé thử nghĩ ra giải pháp nào mà cả hai cùng vui?

Thói quen 5: Lắng nghe và chịu chia sẻ
Nhu cầu lớn nhất trong sâu thẳm của mỗi người chính là được thấu hiểu. Hãy giúp bé biết lắng nghe và để ý đến cảm xúc của người khác. Dạy bé biết tôn trọng quan điểm của người khác, kể cả khi nó không giống với quan điểm của bé. Dạy bé chịu mở lòng chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Thực tế, nhiều người không lắng nghe để hiểu mà lắng nghe để đối đáp và áp đặt. Ngay cả chính cha mẹ cũng vậy. Lắng nghe áp đặt sẽ khó tìm ra tiếng nói chung, còn lắng nghe thấu hiểu giúp ta dễ tìm được giải pháp giải quyết vấn đề hơn. 
Bài tập dành cho bé: Hãy thử không nói trong một tiếng đồng hồ và quan sát xem những người xung quanh như thế nào/ Hãy nói ai là người con thích nói chuyện cùng nhất, vì sao,,,

Thói quen 6: Hòa đồng và hợp tác
Hãy dạy bé biết trân trọng điểm mạnh, điểm khác biệt của người khác và chịu khó học hỏi từ họ. Bé biết tham khảo ý kiến của người khác, hiểu rằng “hai cái đầu thì tốt hơn một”. Từ đó, bé hòa hợp với mọi người và làm việc tốt trong một tập thể.
Bài tập dành cho bé: Viết ra những điều con thấy mình giỏi, những điều con thấy người khác giỏi

Thói quen 7: Rèn giũa bản thân
Dạy bé biết chăm sóc bản thân mình bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập đầy đủ và đúng giờ. Dạy bé biết cân bằng thời gian giữa việc học, việc chơi, gia đình, bạn bè... Từ đó, bé luôn nỗ lực làm mới bản thân bằng cách không ngừng học hỏi cái hay, cái mới.
Nếu ba thói quen đầu tiên giúp bé độc lập, không phụ thuộc vào người khác thì ba thói quen tiếp theo giúp bé có khả năng hòa đồng với xung quanh và thành công trong môi trường tập thể. Riêng thói quen thứ 7 có ý nghĩa bao trùm tất cả.
Tuy nhiên, việc rèn giũa bản thân không hề dễ dàng, với không chỉ bé con mà ngay cả người lớn. Chúng ta thường cảm thấy mệt khi thấy có nhiều thứ phải làm, phải thay đổi. "Một nghìn nhát búa bổ vào cành lá không bằng một nhát vào gốc rễ", vì thế hãy thay đổi những cái căn bản nhất.
Đôi khi bé không có động lực hay cảm hứng để rèn bản thân, đặc biệt nếu cha mẹ thường xuyên chê bai con. Bà Uyên Phương khuyên, nếu bạn muốn con trở thành người như thế nào, hãy cư xử với con như thể con đã là người đó. Việc dán nhãn cho con là tối kỵ, khiến bé sẽ không còn động lực phấn đấu. Cha mẹ chỉ nên khen chê nỗ lực và hành động của con, chứ không khen chê con người con.
Cố gắng nhưng không thấy kết quả cũng là lý do khiến việc rèn luyện bản thân khó khăn. Khi chán, hãy dừng lại, suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp.
Dễ buông xuôi, sức ì cũng là một trở ngại việc rèn luyện. Vì vậy, cần phải duy trì một nhịp độ rèn luyện đều đặn. Có thể tìm người giám sát sự rèn luyện của mình và đặc biệt cần phải kiên nhẫn.

Theo VnExpress, mevabe.net/

Cách mẹ Nhật kích thích sự phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh?

Cách mẹ Nhật kích thích sự phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh?

Bạn nên chú ý để em bé mới lọt lòng tiếp xúc và ở trong một môi trường đầy hình ảnh, màu sắc phong phú. Trên kệ, mẹ mua và bày ở đó những đồ chơi có màu sắc tươi sáng, hay những khối gỗ đồ chơi cho trẻ.
Nhật Bản được biết đến là một quốc gia hàng đầu về đào tạo, giáo dục con người thông qua truyền thống và kỷ luật. Đó cũng chính là lý do vì sao phương pháp dạy con kiểu Nhật luôn được các bố mẹ tìm hiểu và áp dụng. Mẹ Nhật quan niệm dạy con thông minh trong giai đoạn này là kích thích phát triển 5 giác quan của trẻ.
Các giác quan đó là những đường dẫn quan trọng dần chuyển hóa thành khả năng đọc, hiểu và nhận thức bằng sờ, cầm nắm của con. Do các giác quan là không thể thay thế, nên ta cần nuôi dưỡng chúng bằng những hình thức kích thích hợp lý. 
Phát triển kỹ năng thị giác của trẻ
Bạn nên chú ý để em bé mới lọt lòng tiếp xúc và ở trong một môi trường đầy hình ảnh, màu sắc phong phú. Trên kệ, mẹ mua và bày ở đó những đồ chơi có màu sắc tươi sáng, hay những khối gỗ đồ chơi cho trẻ.
Để giúp bé phát triển thị giác, mẹ nên tạo một không gian nhiều màu sắc xung quanh con. Ngoài cách treo tranh nhiều màu, mẹ có thể để những món đồ chơi, khối gỗ nhiều màu trong phòng và những chỗ bé có thể dễ dàng nhìn thấy. Chú ý chọn những đồ vật có màu sắc tươi sáng mẹ nhé!
Nếu trẻ dưới một tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ quan sát những vật màu đen và trắng kẻ sọc, 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung có liên quan tới việc trẻ học hỏi mọi thứ sau đó. Đó cũng chính là nền tảng của việc học ở trẻ sau này.

Ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ, trẻ nhỏ không thể phân biệt các màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng. Nếu 6 tháng tuổi, trẻ đã chán các đồ chơi với sọc ngang và sọc dọc, mẹ thử chuyển cho bé sang chơi với vật có những sọc nhỏ hơn. Nếu con bạn không còn quan tâm, tạm thời không cho trẻ chơi với đồ chơi có sọc trong một thời gian xem sao.
Phát triển thính giác cho trẻ
Âm nhạc là một yếu tố quan trọng mà mẹ Nhật chú trọng khi dạy con thông minh ở giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi. Tiếp theo, bạn bật cho em bé nghe những bản nhạc mẹ đã chọn mỗi ngày nhé. Mỗi lần nghe là khoảng 15 phút và khoảng 30 phút mỗi ngày.
Khi em bé nghe nhạc, mẹ đặt bé nằm gọn trên hai đầu gối mẹ, nhẹ nhàng đu đưa trẻ theo nhịp của âm nhạc. Điều đó có nghĩa là hai bàn tay của mẹ giữ nách của trẻ, hơi nhấc trẻ lên mà không chạm vào đầu gối mẹ, sau đó lại hạ trẻ xuống một cách nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.
Không chỉ trong thời gian mang thai mà ngay cả khi bé chào đời, mẹ cũng nên tiếp tục thói quen cho bé nghe nhạc nhé! Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc tiếp xúc với âm nhạc từ sớm có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo và cảm xúc của bé. Do đó, mẹ nên cho bé nghe nhạc 30 phút mỗi ngày, với mỗi lần nghe khoảng 15 phút.
Khi cho bé nghe nhạc, mẹ có thể giữ bé trên đầu gối và đung đưa nhẹ nhàng theo điệu nhạc. Hành động nho nhỏ này sẽ giúp bé hình thành thói quen phản xạ và tiếp nhận thế giới xung quanh mình. Bên cạnh những giờ nghe nhạc, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian trò chuyện khi tắm cho bé, thay tã cho bé…
Phát triển xúc giác của trẻ sơ sinh
Bú sữa mẹ - đây là bài học đầu tiên phát triển xúc giác của trẻ. Hãy cẩn thận quan sát một đứa trẻ bú mẹ và chuyển động của trẻ tìm vú mẹ, giữ núm vú trong miệng của trẻ và mút sữa – quá trình này có sự tiến bộ nhanh chóng. Ở lần đầu tiên, trẻ thường chạm cằm hoặc mũi của mình để tìm vú mẹ và rất khó để trẻ đưa núm vú mẹ vào miệng của mình một cách chính xác. Nhiều bà mẹ phải dùng tay để giúp đỡ trẻ nhưng dần dần em bé có thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng.
Những bài học dạy con thông minh nằm ngay trong việc trẻ học cách bú sữa mẹ ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Kể từ khi được sinh ra, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kỹ lưỡng trong bộ nhớ của trẻ những gì trẻ nhìn thấy, những gì trẻ nghe được để hình thành tư duy rõ ràng trong não của trẻ.
Ngay từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã bắt đầu ghi nhớ và học hỏi từ tất cả những gì bé có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, da là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Vì vậy, thay vì “trói buộc” bằng chăn ủ hay, găng tay hay bao tay, các mẹ Nhật thường có xu hướng để tay bé tự do chuyển động và cảm nhận đồ vật xung quanh. Ngoài ra, Mẹ cũng thường xuyên cho bé chạm một số đồ vật như khăn, đồ chơi, mặt bàn,... để kích thích da tay của bé.
Khả năng vị giác của trẻ sơ sinh
Thực tế, theo các chuyên gia, các bé sơ sinh thường có khả năng “thiên bẩm” về vị giác. Các bé có thể phân biệt vị ngọt, đắng, cay, mặn, chua. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ngoài sữa mẹ, bé còn quá nhỏ để có thể thử ăn bất cứ thứ gì. Muốn bé có cơ hội nếm thử nhiều vị, mẹ có thể chờ đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và bắt đầu giai đoạn ăn dặm.
 Giúp bé phát triển khứu giác
Đừng ngạc nhiên khi bé có thể phân biệt mẹ và bố một cách dễ dàng. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã có khả năng phân biệt các mùi khác nhau, và nhờ vậy, bé có thể nhận ra mẹ nhờ mùi đặc trưng. Mẹ cũng có thể cho bé ngửi các mùi khác nhau và nhờ vậy, bé có thể nhận ra mẹ nhờ mùi đặc trưng. Mẹ có thể cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau để bé có thể ghi nhớ và nhận biết thêm nhiều loại mùi.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam, yêu trẻ thơ

KHÓA HỌC PHÁT TRIỂN SIÊU GIÁC QUAN - SUPER SENSORY DEVELOPMENT (SSD) GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HỌC TẬP VƯỢT TRỘI

KHÓA HỌC PHÁT TRIỂN SIÊU GIÁC QUAN - SUPER SENSORY DEVELOPMENT (SSD)
GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG HỌC TẬP VƯỢT TRỘI
Bạn có thật sự hiểu rõ về những khả năng tiềm ẩn của con mình?
Bạn có nghĩ rằng con mình có thể thông minh lên từng ngày?
Phương pháp học mà cha mẹ hướng cho trẻ có thật sự hiệu quả và phát huy hết năng lực của trí não?
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ CÓ THỂ PHÁT HUY HẾT NĂNG LỰC TRÍ TUỆ?
⇒ Bạn không phải là thiên tài nhưng bạn hoàn toàn có thể trở thành ba mẹ của thiên tài.
Hạnh phúc của các bậc cha mẹ là khi nhìn thấy con mình khôn lớn từng ngày, nhưng niềm hạnh phúc đó sẽ nhân đôi khi con bạn là những đứa trẻ thông minh và trở thành nhân tài trong tương lai. Bằng phương pháp học tập phát triển siêu giác quan giúp nâng cao khả  năng học tập và hoàn thiện năng lực trí tuệ là hành trang vững chắc cho trẻ vượt qua các thử thách mà trẻ có thể gặp phải ở trường học cũng như nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi đánh thức tố chất thiên tài trong trẻ, không có giới hạn nào mà trẻ không đạt đươc. Vì vậy quý cha mẹ hãy cho trẻ  có một môi trường thật tốt, một điểm tựa vũng chắc để trẻ được phát triển toàn diện và theo đuổi đam mê.
Học viện phát triển tâm trí thiên tài – Genius Mind Academy với lịch sử phát triển hơn 10 năm đã có mặt tại Việt Nam, độc quyền bởi I-talents.  Khi đến với I-talents con bạn chắc chắn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời với phương pháp học tập tân tiến nhất.
Để đạt thành những kỳ vọng  con, trẻ cần được cải thiện và phát triển những điều gì?
Chúng tôi tin câu trả lời của anh chị sẽ là brain (não bộ) và mind (tâm trí).
Einsten nhà khoa học lỗi lạc của thế kỉ 20 chỉ sử dụng được 10% não bộ. Vậy nên, tất cả trẻ cần có sự cải thiện vì chúng chỉ mới sử dụng 5 – 7% não bộ mà thôi. Hãy tưởng tượng não bộ của con được cải thiện theo từng ngày, con đang từng bước trở thành thiên tài.
Sự cải thiện thiết yếu thứ 2 là tâm trí, sự cải thiện từ bên trong tiềm thức. Điều này tác động điến trạng thái vui hay buồn, hạnh phúc hay chán nản, thái độc tích cực hay tiêu cực của trẻ.

Vậy làm sao để trẻ có thể cải thiện được cả não bộ  tâm trí?
Khóa học SSD sẽ giúp cho trẻ cải thiện não bộ và khả năng học tập nhanh. SSD là tên viết tắt của khóa học SUPER SENSORY DEVELOPMENT, khóa học Siêu Giác Quan. Cách chúng ta học hỏi và tiếp nhận thông tin là thông qua các giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm), khứu giác (ngửi) và bao gồm trực giác. Trong đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin thường học ở trường:
  • V (Visual): học bằng cách nhìn: học hỏi, tiếp nhận thông tin thông qua thị giác (nhìn)
  • A (Auditory): học bằng cách nghe: học hỏi, tiếp nhận thông tin thông qua thính giác (nghe)
  • K (Kinesthetic) học bằng cách vận động: học hỏi, tiếp nhận thông tin thông qua xúc giác (chạm), khứu giác (ngửi), và vị giác (nếm).

Bằng thư giãn, nghe nhạc, nghe âm thanh, chơi game, làm các bài tập rèn luyện não bộ. Sau 2 ngày của khóa học, các giác quan của học viên sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chúng tôi có những bằng chứng trên những khách hàng cụ thể, điều này đã được chứng minh bằng kết quả thật. Video xem TẠI ĐÂY.
 

Trẻ có thể nhận dạng hình ảnh trong tình trạng bịt mắt. Dùng tai để nghe hoặc dùng mũi để ngửi và nhận biết được thẻ bài có màu xanh, đỏ, vàng… Hãy tưởng tượng về tốc độ tiếp thu thông tin của bé khi các giác quan của chúng được cải thiện và nâng cấp.
HỌC MÀ CHƠI – CHƠI MÀ HỌC

Khóa học SSD giúp cho trẻ rèn luyện các giác quan. Sau 02 ngày học, trẻ sẽ phát huy tối đa năng lực giác quan của mình. Bạn có tin không? Chưa bao giờ việc học lại trở nên dễ dàng và thú vị đến như vậy, chỉ bằng phương pháp vô cùng đơn giản: thư giãn, chơi games, nghe nhạc, chơi trò chơi vận động trí não và trẻ sẽ được xúc với công nghệ hiện đại, tân tiến nhất.

Theo lối học tập thông thường trẻ sẽ học bằng 3 giác quan chính VAK (V: Thị giác, A: Thính giác, K: Vận động, xúc giác). Sau khóa học SSD, trẻ sẽ có năng lực siêu giác quan. Một đứa trẻ được bịt mắt và có khả năng nhận biết được những chi tiết trên thẻ bằng cách sử dụng nhận thức bên trong mạnh mẽ. Những đứa trẻ có sự vượt trội về thính giác, có khả năng nhận biết màu sắc và con số trên thẻ bằng cách lắng nghe .Những đứa trẻ có sự vượt trội về khứu giác, có khả năng nhận biết được màu sắc và con số trên thẻ bằng cách ngửi. Hiện tượng này, trẻ sẽ cảm thấy rất thích thú khi học, bởi vì trẻ chưa bao giờ rèn luyện tiềm thức bên trong và cơ quan giác quan của mình.
Cách để rèn luyện siêu giác quan trở nên đặc biệt đó là bịt mắt.Vì đấy là cách để rèn luyện nhận thức bên trong.
Anh chị hãy tin tưởng và đặt kỳ vọng vào khóa học vì những lý do sau:

Trainer: Chuyên gia phát triển não bộ Tiến sĩ David Ting, Học viện Genius Mind Academy. Tiến sĩ David đã có 10 năm đào tạo, nghiên cứu và thúc đẩy phát triển não bộ cho trẻ em và người lớn. Bằng cả trái tim và công trình nghiên cứu của mình, ông đã giúp cải thiện cuộc sống và giải quyết các vấn đề của họ. Đó là lý do Genius Mind Academy có mặt tại Việt Nam thông qua khóa học phát triển siêu giác quan nhằm đánh thức thiên tài tiềm ẩn bên trong mỗi con người do I-Talents tổ chức.
- Khóa học SSD đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 6-7/10/2015 vừa qua rất thành công các bé từ 5- 15 tuổi đã cải thiện giác quan một cách rõ rệt, cụ thể là các bé có thể phân biệt màu sắc, hình ảnh, tô màu, di chuyển, đọc sách, báo….. trong tình trạng bịt mắt.
SSD MANG LẠI CHO CON BẠN NHỮNG GIÁ TRỊ NÀO?
Có rất nhiều lợi ích của việc hoàn thiện siêu giác quan.
  • Kích hoạt toàn não (IQ và EQ)
  • Giúp con vui vẻ và tích cực hơn
  • Giảm thời gian, tăng tốc độ học.
  • Cải thiện việc học, kết quả xuất sắc
  • Đào tạo khả năng tập trung, hấp thu của não bộ
  • Khả năng sáng tạo, diễn đạt ngôn ngữ
  • Cải thiện trực giác
  • Khả năng ứng biến
  • Trạng thái tinh thần học tập tư duy
Độ tuổi : Thích hợp cho trẻ từ 5-15 tuổi. Độ tuổi vàng cho SSD là từ 7-11 tuổi.
Tập trung chuyên sâu trong 2 ngày + 12 buổi hỗ trợ (2 giờ/buổi/tuần).
TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO SSD

GIAI ĐOẠN 1: BỊT MẮT VÀ NHẮM MẮT LẠI
Mục đích của việc bịt mắt là để giúp con tập trung. Điều này không ngăn cấm con sử dụng đôi mắt, mà chỉ là rèn sự tập trung. Vì vậy, con phải nhắm mắt lại và trung thực khi đào tạo SSD.
  1. THỊ GIÁC: BỊT MẮT ĐỌC CHỮ
  2. THÍNH GIÁC: BỊT MẮT LẮNG NGHE
  3. XÚC GIÁC: BỊT MẮT CẢM NHẬN
  4. KHỨU GIÁC: BỊT MẮT NGỬI
  5. VỊ GIÁC: BỊT MẮT NẾM
GIAI ĐOẠN 2: MẮT NHẮM VÀ KHÔNG SỬ DỤNG VẢI BỊT MẮT
  1. Sử dụng SSD để cảm nhận các chi tiết trên mặt thẻ mà không sử dụng vải bịt mắt. Con có thể làm tất cả mọi thứ như trước nhưng trong trường hợp bịt mắt. Đây là Trạng thái SIÊU TẬP TRUNG.
  2. Ban đầu, con cảm thấy khó khăn nhưng sau một vài lần đào tạo, con cảm nhận rất dễ dàng. Nếu con không có khả năng sử dụng SSD bằng cách nhắm mắt, con có thể tiếp tục sử dụng vải bịt mắt.
GIAI ĐOẠN 3: MẮT MỞ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG BỊT MẮT

  1. Đặt thẻ vào một chiếc hộp và sử dụng bất cứ giác quan nào mà con có thể tìm ra các chi tiết trên thẻ.
  2. Đặt thẻ đối diện với mặt hướng ra xa và con cảm nhận các chi tiết trên mặt thẻ.
  3. Luôn sử dụng ý thức bên trong và tạo thói quen hay phong cách sống sử dụng năng lực Siêu Giác Quan. Khi điều này xảy ra, con đã đánh thức thiên tài bên trong con trong cuộc sống hàng ngày.
TRẢI NGHIỆM KHÓA HỌC TUYỆT VỜI VỚI CÁC CHUYÊN GIA CẤP CAO
Hơn 10 năm hình thành và phát triển, hy vọng lớn nhất của Genius Mind Academy là cung cấp cho trẻ em cơ hội trải nghiệm mới về tăng cường trí nhớ, tập trung, sáng tạo, khả năng nhận thức, cảm nhận tại cùng thời điểm truyền cho trẻ sự tự tin mỗi ngày. Điều này, chúng tôi tin rằng cùng với sự hướng dẫn vững chắc của cha mẹ sẽ nuôi dưỡng trẻ thành những cá nhân đa tài và cân bằng về nhiều mặt khi trẻ trưởng thành.

Tiến sĩ David Ting - Nhà phát minh chương trình SSD từ tháng 9/ 2005
TIẾN TRÌNH HỌC:
1. Học viên bịt mắt đọc chữ, số, nhận dạng hình ảnh.
2. Học viên nhắm mắt đọc chữ, số, nhận dạng hình ảnh.
3. Học viên mở mắt và phát hiện chữ, số, hình ảnh đã được che đi.
ĐĂNG KÝ NGAY VỚI CHÚNG TÔI:
Khóa Học 02 Ngày: PHÁT TRIỂN SIÊU GIÁC QUAN
Nhà đào tạo: Tiến sĩ David Ting
PHÍ THÔNG THƯỜNG: 13.000.000 VND
PHÍ ƯU ĐÃI CHỈ CÒN 6.900.000 VND + TẶNG KÈM CÁC PHẦN QUÀ HẤP DẪN CHỈ TRONG THÁNG 10 NÀY: ⇒ Tặng ngay các phần quà  trò chơi trí tuệ giúp phát triển tư duy não bộ cho trẻ.
HỌC PHÍ ĐÃ BAO GỒM 12 BUỔI HỖ TRỢ TRONG VÒNG 01 THÁNG ÔN TẬP RÈN LUYỆN NÂNG CAO . CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI CHỈ ÁP DỤNG ĐẾN HẾT NGÀY 20/11/2015.
Thời gian: Ngày 14/11/2015 ( 08h30 - 17h00) & ngày 15/11/2015 (9g - 17g30)
KHÔNG CÓ GIỚI HẠN NÀO MÀ TRẺ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC MIỄN LÀ TRẺ ĐAM MÊ VỀ NHỮNG GÌ MÌNH LÀM!
Bạn có xem VIDEO khóa học TẠI ĐÂY.
Chương trình giới hạn chỉ 35 người. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến sự phát triển của trẻ, đừng chần chừ HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI NGAY:  08 38 44 8189 - 0938 80 5757 - 0903.822.433 ( Ms Phượng)
Công Ty Ứng Dụng Công Nghệ Tiềm Năng Việt
Lầu 3, Tòa Nhà An Phú Lộc , 181 Phan Đăng Lưu, P1, Q Phú Nhuận, HCM 
Điện thoại : 08 38 44 8189 - 0938 80 5757 - 0903822433 ( Ms Phượng)
Email: jessicaphuong@i-talents.com.vn

TRẺ VÀ CÁC LOẠI HÌNH THÔNG MINH

Nếu sở hữu trí thông minh âm nhạc, bé nhà mình sẽ vui tươi sôi nổi và nhạy bén với nhịp điệu hơn. Chưa kể điều này giúp bé tự tin thể hiện bản thân và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người nữa đấy!
  Vậy làm cách nào để phát huy trí thông minh này ở bé? Đơn giản lắm, chỉ cần khuyến khích bé lắc lư nhảy múa mỗi ngày theo các bài hát vui tươi 5-10 phút thôi.


Để thật sự nổi bật so với các bạn cùng trang lứa thì bên cạnh việc giỏi các môn học trên lớp, việc bồi dưỡng các kỹ năng đóng góp một phần rất quan trọng. Nếu như mẹ phát hiện ra bé nhà mình rất thích chơi đùa và học bài cùng các bạn, hay giúp đỡ bạn bè và được nhiều người yêu quý thì chúc mừng mẹ, rất có thể bé đang sở hữu trí thông minh tương tác – xã hội đấy mẹ ơi.
Vậy trí thông minh này quan trọng như thế nào, làm thế nào để giúp bé phát triển để trau dồi kỹ năng giúp ích cho tương lai sau này? 


Những buổi tối cuối tuần rảnh rỗi, mẹ hãy thử cùng bé "diễn kịch" xem sao! Chọn một câu chuyện đơn giản như "cô bé quàng khăn đỏ" và cho bé tự chọn vai diễn sau khi đã giải thích về vai trò của các nhận vật. Hãy dùng những từ ngữ thật dễ hiểu để đối thoại với bé và giúp bé phát âm cũng như "nhắc tuồng" lúc bé quên kịch bản. Bằng cách này mẹ có thể rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ của bé một cách tích cực và dễ dàng đấy!

Bé ghi nhớ tốt từ mới, lời thơ, tên tuổi người, đồ vật, con vật xung quanh?
Bé có thể diễn đạt yêu cầu, mong muốn của mình khá chính xác?
Bé thích xem sách, vừa giở từng trang sách vừa kể lại nội dung đã nghe ba mẹ đọc?
Bé nhà mình từ 2-4 tuổi mà đã có những khả năng này thì rất có thể là bé sở hữu trí thông minh ngôn ngữ rồi đấy mẹ. 


Việc phát huy loại hình thông minh của bé không hề xa vời như mẹ nghĩ. Chỉ cần hành động nhỏ như khi cho bé cùng đi siêu thị, mẹ hãy trò chuyện giải thích cho bé khi đi qua từng gian hàng và chỉ vào các loại thực phẩm: Ăn nhiều cá thì bé sẽ thông minh hơn, ăn nhiều rau và trái cây thì sẽ rất tốt cho sức khỏe, ăn các loại củ quả có màu đỏ như cà chua cà rốt sẽ giúp mắt sáng khỏe hơn…v..v.., bé sẽ vô cùng hào hứng tiếp thu. Không những vậy, việc này còn hỗ trợ hiệu quả trong việc ghi nhớ các loại thực phẩm, tăng vốn hiểu biết, phát triển trí thông minh tự nhiên nữa đấy mẹ!


Chỉ cần mẹ cho bé những quyền lựa chọn đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như: con muốn đọc sách hay đánh răng trước? Bây giờ con muốn chơi xếp hình hay tô màu?

Mẹ có nhận thấy bé nhà mình có thể dễ dàng chính xác những gì mà bé cảm nhận không nhỉ? Bé sẽ nhăn mặt và nói con không thích chơi game hoặc tỏ ra vô cùng thích thú khi mẹ cho ăn món yêu thích…Đặc biệt có những bé mới 4 tuổi có thể tự chơi Lego một mình mà không phiền quấy người lớn. Thú vị hơn, con có thể tự rút ra bài học nhỏ như không nên ăn kem quá nhiều vì sẽ bị tê răng mà không cần mẹ gợi ý nữa đó

Khả năng kiểm soát cảm xúc và hành động của bé sẽ được cải thiện đáng kể đấy nhé mẹ. Và lợi ích không ngờ hơn là
trí thông minh tự nhận thức bản thân cũng sẽ được phát huy một cách tích cực nữa, mẹ ngại gì mà không thử nào!


Tạo đôi chút áp lực để con đạt được các mục tiêu đề ra là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên có nhiều mẹ quá mong muốn con mình là người dẫn đầu, người giỏi nhất trường nên lúc nào cũng đưa ra những hoạt động và thành tích quá sức với bé.
Điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến tính cách cũng như hạn chế việc phát huy các loại hình thông minh của con. Vì mỗi khi trẻ không đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ, chúng cũng cảm thấy mình thật vô dụng và thậm chí từ bỏ những thế mạnh của mình.
Luôn luôn truyền cho con những suy nghĩ lạc quan, tích cực, động viên con tìm hướng phát triển khác tốt hơn mỗi khi gặp thất bại mẹ nhé. Điều này giúp bé tự tin và quyết tâm phát huy loại hình thông minh tiềm năng đấy!


 Khi thấy bé vẽ dòng sông màu hồng, rất nhiều cha mẹ sẽ phản ứng: “Sao con tô dòng sông màu hồng ngộ vậy? Dòng sông phải màu xanh chứ?”…điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng vô tình hạn chế tính sáng tạo của bé đấy mẹ. Thay vì đưa trẻ quay trở lại lối mòn những suy nghĩ cũ, mẹ hãy gợi ý: ”Dòng sông màu hồng của con đáng yêu quá! Con nói cho ba mẹ biết đi, dòng sông của con khác những dòng sông bình thường thế nào?”.
Những lời động viên này giúp khuyến khích trí tưởng tượng và tư duy độc đáo của bé. Hơn nữa, đây là nhân tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy trí thông minh không gian của bé đấy mẹ!

Trích nguồn: Armstrong, Thomas. In their own way: discovering and encouraging your child’s multiple intelligences. New York: Putnam, 2000, Wyeth Nutrition Material, Promise Gold.