Sớm được trang bị đầy đủ kỹ năng sống, bé sẽ được phát triển toàn diện về thể lực lẫn trí lực.
Dạy con biết tiết kiệm
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ đó là tính tiết kiệm, quản lý đồ dùng cá nhân, đồ ăn uống của mình, của gia đình một cách hợp lý.
Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng đắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật con đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn).
Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con về mối liên hệ giữa sức lao động – công việc – tiền bạc – tiết kiệm.
Hãy làm gương cho con trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng niu quý trọng đồ vật trong nhà.
Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy cho con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu: nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích.
(Ảnh minh họa)
Bảo vệ bản thân
Thế giới quanh bé rộng lớn, nói không đâu xa chỉ riêng căn phòng bé ngồi cũng đã có biết bao đồ vật sẵn sàng trở nên "hung tợn" và nguy hiểm với bé nhất là khi bố mẹ không ở cạnh.
2 tuổi, bé đã hiểu hết những thông điệp “không” của cha mẹ rồi. Tuy nhiên, thay vì nói không, cha mẹ nên phân tích cho con hiểu lý do tại sao, hoặc hướng con tới những hành động an toàn khác.
Bạn nên phân tích tại sao con không nên sờ vào ổ điện, phích nước, ngăn kéo tủ, bình nước,… thay vì “không được, không được” nhé.
Một điều vô cùng quan trọng đó là bậc phụ huynh nên dạy con tuyệt đối không nói chuyện, nhận quà, đi theo người lạ trong bất cứ tình huống nào. Bạn hãy đảm bảo rằng chuyện con nên biết tìm sự hỗ trợ từ những người an toàn như: chú cảnh sát, giáo viên,…
Thuộc lòng địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ cũng là một kỹ năng rất nên có ở bé.
Bé tuyệt đối không được sờ tay vào ổ điện (Ảnh minh họa)
Biết chia sẻ
Từ khi 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này.
Bố mẹ có thể khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng, khi cho bạn chơi đồ chơi cùng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.
Có chính kiến
Có chính kiến nhưng không phải là sự đòi hỏi quá đà, bạn nên cho bé đưa ra quyết định cho riêng mình. Điều này vô cùng quan trọng, sẽ khiến bé tự lập hơn, có trách nhiệm hơn với lời nói, ý kiến của mình.
Tuy có quyền quyết định cao nhất nhưng cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé lựa chọn sở thích của mình.
Cha mẹ có thể bắt đầu cho bé từ những điều rất đơn giản như: “Hôm nay con thích ăn món gì?”, “Con thích mang đồ chơi nào vào bồn tắm”, “con thích ăn váng sữa hay sữa chua, cam hay táo”, “Con thích nhặt rau giúp mẹ hay cùng bố đi lau cửa sổ nhỉ”…
(Ảnh minh họa)
Có trách nhiệm
Bạn nên dạy cho con trẻ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình bằng một công việc cụ thể như gấp chăn màn của con, đặt quần áo vào đúng nơi quy định…
Cách dạy dễ nhất và tốt nhất vẫn là sự mẫu mực của cha mẹ. Mỗi khi bé thực hiện xong nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách xuất sắc, bạn hãy khuyến khích con trẻ bằng lời khen ngợi hoặc một món quà nho nhỏ.
Tự ăn
Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Thế là một điều không nên chút nào. Ở độ tuổi này, bé đã có thể tự mình xúc cơm một cách “điêu luyện” không chỉ bằng thìa mà bằng đũa.
Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này. Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá “bãi chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì, và đặt hoàn toàn niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.
(Ảnh minh họa)
Vệ sinh cá nhân
Đây là một việc làm không hề dễ nhưng bạn sẽ phải trang bị cho con kiến thức này ở độ tuổi này. Từ chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân, rửa vùng kín
Nguồn : http://afamily.vn/
.
.