TRẺ THÔNG MINH DO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HƠN LÀ YẾU TỐ DI TRUYỀN

Thí nghiệm về việc tách hai đứa trẻ song sinh ra nuôi dưỡng trong hai môi trường khác nhau, đặc biệt là sự kiện hai cô bé người sói được sống trong môi trường bầy đàn từ lúc sinh ra dẫn đến việc mất đi khả năng giao tiếp con người… đã chứng minh yếu tố môi trường quyết định tính cách, sự thông minh và con người của trẻ.
tre thong minh moi truong giao duc hon la yeu to di truyen Trẻ Thông Minh Do Môi Trường Giáo Dục Hơn Là Yếu Tố Di Truyền
1. Ảnh hưởng của di truyền và môi trường lên trẻ em
Có rất nhiều điều bí ẩn tuyệt vời xung quanh các bé mà cần các bậc làm cha mẹ đi tìm hiểu. Các bé là những mầm non bé bỏng, những mần non này có được phát triển khỏe mạnh có được nở thành những bông hoa đẹp hay không còn phụ thuộc vào cách giáo dục và môi trường bạn tạo ra cho bé. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ điển hình chứng minh cho các bạn thấy sự phát triển của trẻ được quyết định chủ yếu dựa vào môi trường và giáo dục hơn là yếu tố di truyền.
Tại Israel, người ta đã tạo ra Kibbutz một mô hình kinh tế nông thôn độc đáo và kì lạ. Một học giả của Đại Học Chicago tên Bloom đã điều tra và so sánh chỉ số thông minh của những đứa trẻ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Kibbutz với những đứa trẻ gốc Phi di cư sang Israel. Kết quả điều tra cho thấy có sự khác biệt rất lớn, chỉ số thông minh trung bình của những đứa trẻ Do Thái là 115 trong khi những đứa trẻ gốc Phi chỉ có 85. Bloom cho rằng căn nguyên của sự chênh lệch này là do sự khác nhau về chủng người và huyết thống. Nghĩa là sự phát triển năng lực của trẻ không phụ thuộc vào môi trường sống hay giáo dục.
Tuy nhiên, một học giả khác tên là Ford đã tiến hành các thí nghiệm trong một thời gian dài. Ông đã chọn ra những đứa trẻ sơ sinh của các cặp vợ chồng người Châu Phi để cho vào học cùng trong một nhà trẻ với những đứa trẻ người Do Thái. Kết quả cho ra rằng những đứa trẻ này khi lên 4 tuổi chỉ số thông minh của chúng là 115 bằng với những đứa trẻ Do Thái.
Thông qua nghiên cứu này, Ford cho rằng năng lực của trẻ không phụ thuộc vào chủng tộc người. Hay nói một cách khác, tài năng của con người không phải là bẩm sinh, cũng không phải là sự khác nhau về chủng tộc hay huyết thống, mà nó được quyết định bởi môi trường và cách giáo dục trẻ khi mới ra đời.
Ở Nhật Bản, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm để xem sự khác nhau giữa hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng nhưng được nuôi dạy ở hai môi trường khác nhau. Kết quả cho thấy rằng hai đứa trẻ theo lẽ đương nhiên thừa hưởng những đặc tính di truyền giống nhau từ cha mẹ, nhưng được nuôi dưỡng bởi những người khác nhau, ở hai môi trường khác nhau sẽ mang lại những tính cách hoàn toàn khác nhau khi trưởng thành, không chỉ vậy năng lực và tài năng cũng khác nhau.
Vấn đề được đặt ra ở đây là nuôi dạy thế nào để tài năng của trẻ được phát triển toàn diện nhất. Vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng và đưa ra những thành tựu vô cùng to lớn. Thêm vào đó, nhiều bậc làm cho mẹ không hài lòng với cách giáo dục của nhà trường nên đã thử nghiệm những phương pháp mới trực tiếp lên con cái mình. Tuy nhiên những thí nghiệm này không thể trực tiếp áp dụng lên trẻ thơ, người ta đã tiến hành đối với khỉ và chó, phát hiện ra nhiều bất ngờ.
2. Sự thông minh của trẻ không phụ thuộc vào là con ai
Không ít các bà mẹ đã từng thốt lên rằng: "thằng con tôi nó giống bố nó, chẳng có chút gì về năng khiếu hội họa hay âm nhạc gì cả", hay là "chồng tôi là nhà văn, con tôi nó viết văn hay vì nó được thừa hưởng tài năng từ bố nó". Tôi cũng phải thừa nhận rằng, có nhiều trường hợp con của nhạc sĩ lại trở thành nhạc sĩ, con của học giả sẽ trở thành học giả.
Tuy nhiên, ở đây không hề tồn tại thứ gọi là giống bố hay tài năng di truyền từ bố mẹ, đơn giản chỉ bởi vì đứa trẻ đó sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nào mà thôi. Môi trường sống mà các bậc cha mẹ tạo nên chính là môi trường dạy con cái lớn khôn, tài năng của trẻ sẽ được vun đắp từng ngày khi ở tại môi trường đó, trẻ có những sở thích và niềm đam mê bởi trẻ được tiếp xúc với chúng hàng ngày.
Tôi giả sử rằng, tài năng của trẻ được tạo nên do huyết thống, di truyền thì thế giới này sẽ giống như chế độ phân chia đẳng cấp xã hội ngày xưa, cha truyền con nối.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay đã có những tiến bộ hơn rất nhiều, không hiếm thấy những trường hợp con của nhà khoa học lại trở thành nghệ sĩ, hay con của bác sĩ trở thành nhà văn. Nhạc sỹ violin nổi tiếng Koji Toyoda, người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Berlin, hay nhạc sỹ Kenji Kobayashi đều là những người xuất thân trong gia đình không liên quan đến nghệ thuật. Chính môi trường nghệ thuật từ khi mới lọt lòng đã tạo nên những người vĩ đại này. Các bạn hãy thử để ý những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận ra rằng không phải con những cha mẹ tài giỏi sẽ trở nên tài giỏi. Người ta mỉa mai gọi những đứa trẻ này là "đứa con bất tài", "không được thừa hưởng gene trội từ cha mẹ". Tuy nhiên lỗi không phải do chúng mà chính là môi trường giáo dục đã tạo ra những "đứa trẻ bất tài" này.
Ngược lại cũng không hiếm những trường hợp con của một người cha lười biếng, rượu chè lại trở thành những kỹ sư xuất sắc hay những nghệ sĩ tài ba. Nói một cách thậm xưng là "diều hâu đã sinh ra đại bàng", tài năng của con người này đương nhiên không phải do thiên phú hay di truyền, mà tài năng của họ được phát triển nhờ môi trường nuôi dạy tốt.
Con người khi sinh ra đều có tính cách và khả năng như nhau, giống như đứa trẻ mới lọt lòng, đứa nào cũng như đứa nào, đỏ hỏn đầy nếp nhăn. Môi trường giáo dục sẽ tạo nên những đứa trẻ có tính cách và trí tuệ riêng biệt. Nghề nghiệp, trí tuệ của cha mẹ không liên quan trực tiếp đến tính cách và trí tuệ của trẻ. Con của một bác sĩ trở thành bác sĩ chẳng qua từ nhỏ đứa trẻ đó lớn lên trong môi trường thuốc men, áo blouse trắng hay tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mà thôi.
Theo webnuoicon.com