Ngôn ngữ biểu tượng định hình bộ não

Những biểu tượng như mặt cười là một ngôn ngữ mới tạo rat hay đổi trong bộ não của chúng ta theo nghiên cứu mới của Úc được đăng trên tạp chí Social Neuroscience.


Kể từ lần đầu tiên xuất hiện, biểu tượng thể hiện cảm xúc đã trở thành một phần trong cách giao tiếp của chúng ta, đặc biệt khi gửi tin nhắn và thư điện tử.
“Các biểu tượng là một dạng ngôn ngữ mà chúng ta tạo ra,” nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Owen Churches, từ khoa tâm lý tại Đại học Flinders, Adelaide nói. “Và để giải nghĩa ngôn ngữ đó, chúng ta đã tạo nên những nếp nhăn mới trong hoạt động của não.”
Theo ông, những khuôn mặt là những quan niệm tâm lý rất đặc biệt.
“Phần đông chúng ta chú ý đến khuôn mặt hơn bất cứ thứ gì khác,” ông Churches nói. Ông đã nghiên cứu khoa học thần kinh về cảm nhận khuôn mặt từ nhiều năm.
“Chúng tôi biết rằng qua kiểm nghiệm mọi người có phản ứng khác biệt đối với khuôn mặt hơn là những vật thể khác.”
Ông nói khi chúng ta nhìn vào hình ảnh của một khuôn mặt thật, chúng ta nhận ra vị trí của miệng tương ứng với mũi và mắt, và từ đó khiến những bộ phận đặc biệt của bộ não được đưa vào trạng thái hoạt động.
Khi hình ảnh này được đảo ngược lại, chúng ta lại thấy những hoạt động khác của não.
Ông Churches muốn tìm hiểu xem liệu điều này có xảy ra khi chúng ta nhìn những biểu tượng thể hiện biểu cảm của khuôn mặt.
Ông Churches và các đồng nghiệp cho 20 người tham gia xem những hình ảnh của khuôn mặt thật, những biểu tượng mặt cười bằng dấu hai chấm, chấm phẩy và một loạt những nhân vật linh tinh.
Họ sử dụng  điện sinh lý để xác định những hoạt động điện từ trong bộ não khi những người tham gia xem những hình ảnh khác nhau và khi đảo ngược chúng.
Trong khi những hoạt động liên quan đến mặt trong bộ não khởi động khi họ nhìn những khuôn mặt thật khi nhìn xuôi hay bị đảo ngược thì nghiên cứu thấy rằng chúng chỉ được gọi khi các biểu tượng ở đúng vị trí thông thường.
Tiến sĩ cho biết nếu vị trí các dấu bị thay đổi, khu vực trong bộ não xử lý nhận thức về khuôn mặt không có khả năng nhận dạng hình ảnh là khuôn mặt.
Khi không ở đúng vị trí thông thường, các dấu hai chấm, chấm phẩy, mở ngoặc không còn thể hiện miệng, mũi, mắt nữa mà chỉ là các dấu bình thường mà thôi.
Môi trường văn hóa định hình bộ não
Biểu tượng khuôn mặt cười lần đầu xuất hiện trong  một tin của trên bảng tin trực tuyến của khoa máy tính Đại học Carnegie Mellon từ Giáo sư Scott E Fahlman vào năm 1982.
Kể từ đó, khi ghép những dấu lại với nhau theo một chuỗi nhất định chúng gợi ra những biểu cảm khuôn mặt.
"Không có những phản ứng bẩm sinh, tự nhiên nào đối với các biểu tương emoticon mà các em bé có được khi sinh ra. Trước 1982 không có một lí do nào ':-)' có thể gọi những khu vực liên quan đến khuôn mặt trong não bộ nhưng bây giờ thì có vì chúng ta học được rằng chúng thể hiện khuôn măt,” ông Churches nói.
“Đây hoàn toàn là một quá trình phản ứng thần kinh đối với văn hóa. Điều này thật tuyệt vời.”
Thư của sinh viên
Ông Churches quan tâm đến các biểu tượng này khi nhận được nhiều thư  điện tử từ sinh viên luôn dùng biểu tượng khuôn mặt cười.
“Tôi thường nhận được nhiều thư của sinh viên viết theo kiểu “Owen, tôi có thể được gia hạn thêm cho bài tập đó không?” và sau đó họ luôn kết bằng một khuôn mặt cười.

Theo australiaplus.com